hành trình HongKong đón Tết Trung thu – Hong Kong chìm trong ánh sáng rực rỡ của những chiếc đèn lồng đủ hình dáng, màu sắc, kích cỡ; sôi động với những điệu múa rồng truyền thống và ngọt ngào trong hương vị bánh trung thu.
Những Lễ Hội Nổi Bật Ở HongkongĐón Tết Trung Thu ở Hồng Kông
Tháng 9 là thời điểm hoàn hảo để tới thăm Hong Kong. Không chỉ bởi tiết trời vào thu mát dịu mà còn vì một Tết Trung thu khó quên.
Tết Trung thu – Hong Kong chìm trong ánh sáng rực rỡ của những chiếc đèn lồng đủ hình dáng, màu sắc, kích cỡ; sôi động với những điệu múa rồng truyền thống và ngọt ngào trong hương vị bánh trung thu. Tất cả hòa quyện tạo nên nét quyến rũ đặc biệt của thành phố cảng mỗi dịp đón Tết đoàn viên.
Người Hong Kong treo đèn đón trung thu.
Trung thu bắt đầu từ triều đại nhà Đường (618 – 907), khi nông dân cúng mừng mặt trăng tròn thay lời cảm ơn cho một vụ mùa bội thu. Vào ngày 19/9 (15/8 âm lịch), mặt trăng tròn vạnh nhất, nhiều người sẽ mang theo lồng đèn giấy và xuống đường đi trảy hội. Nếu bạn có mặt ở Hong Kong thời điểm đó, đừng ngại ngần tham gia Tết trung thu. Hãy mua một chiếc đèn lồng giá “mềm” từ bất kỳ cửa hàng nào nhìn thấy trên đường và đến công viên Victoria ở Causeway Bay hoặc The Peak ở khu trung tâm. Đây là hai địa điểm được người dân thành phố ưa thích tụ tập đón Trung thu.
Bánh Trung thu
Bánh Trung thu xuất hiện từ thời nhà Nguyên (1271-1368) đã trở thành món không thể thiếu dịp rằm tháng tám. Những chiếc bánh tròn nhỏ nhân hạt sen với lòng đỏ trứng tượng trưng cho mặt trăng tròn. Đã trở thành phong tục bao đời nay, mỗi dịp Tết Trung thu, người ta đều tặng loại bánh này cho gia đình, người thân và bạn bè. Ngày nay, bánh Trung thu được sáng tạo thành nhiều loại. Nhân bánh có thể bao gồm mọi thứ từ kem tới dăm-bông và nấm đen.
Múa rồng lửa Tai Hang
Hoạt động đặc sắc nhất của lễ hội là cuộc diễu hành của rồng lửa Tai Hang . Rồng dài 67 m, làm từ rơm và bao phủ bởi hàng chục nghìn que hương được đốt cháy. Múa rồng lửa Tai Hang tạo ra cảnh tượng khỏi lửa đặc sắc. Từ thế kỷ 19, người dân Tai Hang tạo ra điệu múa rồng này để ngăn chặn điều không may mắn đến với ngôi làng của họ.
Chuyện kể rằng vào một ngày trước Tết Trung thu không lâu, khoảng hơn 100 năm trước, một cơn bão đổ bộ vào làng chài Tai Hang, sau đó kéo theo bệnh dịch hạch và xảy ra cả việc một con trăn ăn gia súc của dân làng. Thầy bói phán rằng cách duy nhất để ngăn chặn những điều không may này là chạy ba ngày ba đêm trong dịp Tết Trung thu sắp tới. Những người dân làng đã làm một con con rồng lớn từ rơm và que hương, sau đó thắp sáng cùng trống, pháo nổ đi quanh Tai Hang trong ba ngày, ba đêm. Sau đó, bệnh dịch thực sự biến mất.
Điệu múa vẫn tiếp tục duy trì đến ngày nay và trở thành di sản văn hóa phi vật thể của Hong Kong.
Đèn Trăng Lên trên mặt hồ công viên Victoria.
Điểm đặc biệt mới có ở Trung thu năm nay là đèn ba tầng có tên Rising Moon (Trăng Lên), làm từ 7.000 chai nhựa và các vật liệu tái chế khác. Chiếc đèn đặc biệt này được thả nổi trên một hồ nước trong công viên Victoria.
Ngoài ra, còn rất nhiều đèn lồng của các nghệ nhân thợ thủ công được trưng bày ở các địa điểm khác nhau, bao gồm cả Xứ sở đèn lồng của công viên Victoria, nơi cũng sẽ bày bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và đồ ăn.
Một số hình ảnh – Tết Trung thu ở Hong Kong
Rồng Tai Hang được làm từ rơm và hàng nghìn que hương cháy.
Đèn lồng nhiều hình thù.
Xứ sở đèn lồng ở công viên Victoria.
Những chiếc đèn lồng đặc sắc.