hành trình Hongkong vốn không nổi tiếng là điểm đến trải nghiệm đúng nghĩa, thành phố này không sợ hữu nhữn quanh cảnh thiên nhiên hung vĩ, kỳ thú, những công trình kiến trúc cổ kính hay hóa lệ…Hongkong cũng không phải nơi chứa đựng những nét văn hóa nghìn năm cổ xưa hay với khung cảnh thanh bình, ấm áp khiến khách thăm quan hoài niệm và chìm đắm. Chính vì vậy, trong suy nghĩ của nhiều người, sẽ chẳng ai đến với Hongkong vì vẻ đẹp thiên nhiên hay tìm đến một nơi để nghỉ ngơi, thư giãn.
Hong Kong - Trung Tâm Nghệ Thuật Mới Của Châu Á (Phần 2)trải nghiệm Hongkong vốn không nổi tiếng là điểm đến chương trình đúng nghĩa, thành phố này không sợ hữu nhữn quanh cảnh thiên nhiên hung vĩ, kỳ thú, những công trình kiến trúc cổ kính hay hóa lệ…Hongkong cũng không phải nơi chứa đựng những nét văn hóa nghìn năm cổ xưa hay với khung cảnh thanh bình, ấm áp khiến khách thăm quan hoài niệm và chìm đắm. Chính vì vậy, trong suy nghĩ của nhiều người, sẽ chẳng ai đến với Hongkong vì vẻ đẹp thiên nhiên hay tìm đến một nơi để nghỉ ngơi, thư giãn.
Người ta vẫn nghĩ hành trình đến Hongkong là để shopping, để tiêu tiền, đến với những chốn xa hoa, ồn ã, hoặc cùng lắm là để ngắm cảnh đường chân trời từ những tòa cao ốc sang trưng phản chiếu muôn sắc trên một vùng biển tuyệt đẹp.
Nhưng Hongkong không đơn giản như vậy, trong những năm gần đây, Hongkong đang dần trở thành một trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn nhất của Châu Á. Cùng xem Hongkong đã và đang trở thành một trung tâm nghệ thuật lớn như thế nào nhé:
Nghệ thuật ở khắp nơi
Ai nói rằng để tìm kiếm những không gian nghệ thuật, ta nhất định phải tìm đến các viện bảo tàng?
Ở Hong Kong, nghệ thuật có mặt ở khắp nơi. Tại những quán cà phê và nhà hàng, nơi người ta thỏa sức thể hiện sự sáng tạo qua cách bài trí bàn ghế, qua màu sơn tường, hay các vật dụng trang trí đặc sắc. Ở ngoài phố, nơi đôi khi ta vẫn bắt gặp một bức tranh cổ động trên tường, hay những cửa hàng có biểu hiệu độc đáo. Và ngay cả trên những con phố lớn, với những tòa cao ốc tưởng chừng khô khan nhưng mỗi thiết kế đều chứa đựng một điều gì đó đặc biệt khiến ta chú ý: tỉ dụ như những ô cửa kính có hình dạng đồng xu, hay hình cỗ quan tài
Trang trí tường trong một quán cafe
Không gian nghệ thuật bên ngoài một shopping mall
Hành lang nghỉ ngơi dành cho khách tại một shopping mall
Thế nhưng, những năm gần đây, thành phố này đang nỗ lực vươn mình thoát khỏi những định kiến vốn có đối với khách thăm quan nước ngoài bằng cách trở thành một trung tâm nghệ thuật mới của châu Á. Và quả thực, những người có con mắt nhạy cảm với nghệ thuật đến với Hong Kong có thể sẽ bắt gặp nhiều bất ngờ thú vị, đủ để nhớ về thành phố không chỉ như một thiên đường mua sắm hay chốn phồn hoa phù phiếm.
Các trung tâm mua sắm cũng có thể gây bất ngờ cho bạn với những bức tường trang trí đầy nghệ thuật phía bên trong, hay các tác phẩm nghệ thuật đương đại ở bên ngoài, hay vẻ đẹp tinh tế của những hành lang nghỉ với những khoảng xanh hợp lý và bố trí ghế ngồi bắt mắt. Bằng cách lợi dụng ánh sáng với thiết kế cửa kính trong suốt, hay những khoảng giếng trời đầy ngẫu hứng, người ta tạo nên những khoảng không gian mát mắt, làm dịu đi cảm giác nặng nề khô khan của các trung tâm thương mại.
Bên trong một shopping center
Thế nhưng, nếu xét về nghệ thuật công cộng, không đâu làm tôi thích thú hơn những ga tàu điện. Chính tại nơi tưởng như chỉ dành cho việc di chuyển từ nơi này đến nơi khác ấy, bạn có thể bắt gặp những không gian sắc màu đơn giản, mà đầy tràn bất ngờ thú vị. Vẻ đẹp ấy được tạo nên nhờ sự phối hợp màu sắc giữa gạch lát tường và gạch lát sàn – tưởng như ngẫu hứng nhưng thực ra lại là một sự sắp đặt đầy tính toán. Đặc biệt, tôi rất thích cách người ta sử dụng những màu sắc tươi sáng để làm gạch lát tường, như màu hồng, màu tím, màu cam, hay xanh da trời. Và đôi khi người ta còn làm triển lãm ngay trong khu vực đường thông nhau giữa các ga tàu nữa, như một triển lãm tranh giấy về hình ảnh một Hong Kong thường nhật, hay triển lãm khác về nghệ thuật in ấn và sắp chữ mà tôi tình cờ bắt gặp trên đường đi.
Nghe thuat graffiti trong mot ngo nho
Nghe thuat graffiti trong mot con ngo nho
Nghệ thuật graffiti đường phố
Bởi vì nghệ thuật ở trong tâm
Tôi nghĩ rằng, dẫu có làm ra vẻ giống như một sự sắp đặt tình cờ, thì nghệ thuật cũng không tự dưng xuất hiện ở bất cứ đâu. Đặc biệt, khi nó hiển hiện ở chốn công cộng, thì sự xuất hiện của nghệ thuật càng không thể là ngẫu nhiên.
Một lần, khi đi qua một đường thông ga trên cao (nơi kết nối các ga tàu điện ngầm với nhau dành cho người đi bộ), tôi bất ngờ vô cùng khi bắt gặp những tấm bảng in tranh vẽ của các em thiếu nhi đoạt giải trong một cuộc thi vẽ địa phương vào mùa hè năm ngoái (2013). Bên dưới các bức tranh có ghi rõ họ tên của từng người đoạt giải, như một cách để tôn vinh năng khiếu hội họa của các em. Những bức tranh với nét vẽ con trẻ đầy hồn nhiên ấy làm sống động cả quang cảnh con đường thông ga đầy tối tăm, buồn tẻ. Và tôi thầm nghĩ, hẳn là các em nhỏ có tranh vẽ được trưng bày ở đây, và cả gia đình của các em nữa, phải cảm thấy tự hào lắm. Rồi các em nhỏ khác tình cờ đi qua những khu vực ấy, chắc cũng phải tò mò mà sinh lòng muốn tranh tài trong những cuộc thi sắp tới. Đấy chính là một cách để chính quyền địa phương thu hút các tài năng nghệ thuật tham gia vào những hoạt động văn hóa của mình, ngay từ khi các em còn nhỏ tuổi.
Nghệ thuật đường phố
Tranh tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình ở nơi công cộng
Những bức tranh hay áp phích tuyên truyền chốn công cộng cũng khiến tôi thích thú vô cùng. Vốn dĩ tôi là một người không để ý mấy tới các hình thức tuyên truyền chốn công cộng, nhưng những bức tranh cổ động ở Hong Kong nhiều lần đã khiến tôi phải dừng bước mà ngắm nghía và tìm hiểu thông điệp đằng sau chúng, Đó là bởi những bức tranh ấy thường mang màu sắc rất tươi sáng, bắt mắt, với nét vẽ độc đáo. Có những bức tranh mang nét vẽ rất trẻ thơ, khiến tôi thầm nghĩ, biết đâu tác giả lại chẳng là một thiếu niên 12 tuổi, mà có thể lắm chứ! Tôi trộm nghĩ, nếu chính phủ nước nào cũng chú ý đầu tư, khuyến khích các tài năng nghệ thuật tham gia vẽ tranh tuyên truyền, cổ động, thì có lẽ các quan chức sẽ không phải đau đầu mà than phiền về chuyện người dân chẳng màng để tâm đến những cảnh báo về sức khỏe, hay an toàn giao thông của họ. Rõ ràng, hình ảnh luôn là thứ đập vào mắt bạn đầu tiên, chả thế mà có người từng nói “một bức tranh có giá trị hơn ngàn lời” đó thôi!
Sự quan tâm của chính quyền Hong Kong đối với nghệ thuật có thể thấy được bằng mắt thường nếu như ta chú ý quan sát quang cảnh ở các công trình công cộng, nhưng không chỉ có thế. Theo một bài báo trên tờ New York Times xuất bản tháng 5-2013, cơ chế thị trường tự do của Hong Kong và việc chính phủ miễn thuế cho các tác phẩm nghệ thuật được nhập khẩu về Hong Kong hay xuất khẩu sang nước ngoài đã góp phần thu hút các cơ sở nghệ thuật nước ngoài mở thêm chi nhánh ở Hong Kong. Tờ báo này còn nhận định rằng Hong Kong trong vài năm gần đây đang chứng kiến một cuộc cách mạng chấn hưng nghệ thuật.
Ga tàu điện Mong Kok được lát gạch rất đẹp mắt
Chính phủ Hong Kong vào năm ngoái cũng đã cho thấy sự chịu chi của mình khi công bố dự án đầu tư 2.8 tỷ USD vào một trung tâm văn hóa mới rộng 40 hécta được đặt tên là Quận Văn Hóa Tây Cửu Long (West Kowlooon Cultural District). Tại đây, người ta sẽ cho xây rất nhiều nhà hát và rạp chiếu phim cũng như các địa điểm trình diễn khác, và điểm nhấn của khu vực này là một viện bảo tàng nghệ thuật đương đại có tên M+ dự kiến sẽ được mở cửa vào năm 2017. Đây là dự án văn hóa nghệ thuật lớn nhất tại Hong Kong cho đến thời điểm hiện tại, thể hiện nỗ lực của chính quyền Hong Kong trong việc xóa bỏ những định kiến cũ về Hong Kong như một thành phố thiếu bản sắc văn hóa.
Nhưng tôi không rõ sự quan tâm của chính phủ đối với nghệ thuật đã khuyến khích người ta quan tâm đến lĩnh vực này hơn, hay chính nhiệt tâm của người dân Hong Kong đối với đời sống nghệ thuật đã khiến chính phủ thành phố nhận ra tầm quan trọng của một sự đầu tư đúng đắn. Sự hưởng ứng nồng nhiệt của người Hong Kong đối với các hoạt động văn hóa có thể khiến bạn bất ngờ.
Liên hoan Nghệ thuật Hồng Kông đông nghẹt người
Quảng cáo một vở kịch trong một đường hầm