Tôi đã tình cờ có chuyến đi Hong Kong đúng vào dịp tổ chức Liên hoan Nghệ thuật Hong Kong, một chuỗi sự kiện thường niên trong đó người ta tổ chức trình diễn kịch nghệ, opera, âm nhạc dân tộc và âm nhạc quốc tế. Khu vực tổ chức liên hoan đông nghẹt người vào khoảng một buổi chiều cuối tuần. Dù không có thời gian để tham dự một buổi trình diễn nào, nhưng chỉ chứng kiến dòng người xếp hàng rất dài để vào xem một buổi biểu diễn nhạc kịch, lòng tôi đã cảm thấy rộn ràng trước không khí náo nhiệt và đầy hào hứng nơi đây.
Những Lễ Hội Nổi Bật Ở HongkongTRUNG TÂM NGHỆ THUẬT MỚI CỦA CHÂU Á (Phần 2)
Triển lãm nghệ thuật đương tại trong Bảo tàng Nghệ thuật Hồng Kông
Bên ngoài một nhà hàng
Một điểm nữa đáng chú ý là các rạp chiếu phim ở Hong Kong khá đông khách, dù những bộ phim tôi cố tình chọn xem chủ yếu là các tác phẩm thiên về nghệ thuật, một điều tôi không nhận thấy ở Singapore, một thành phố phát triển có nhiều điểm tương đồng với Hong Kong. Thực ra, sự xuất hiện của hàng loạt các bộ phim đoạt giải trong liên hoan phim Cannes, hay các phim tranh tài trong cuộc đua Oscars vừa rồi tại các rạp chiếu phim đã đủ để cho thấy điều đó. Khi tôi đi xem bộ phim “Omar” của điện ảnh Palestine, tác phẩm được đề cử Oscars phim nói tiếng nước ngoài hay nhất ở Broadway Cinematheque, một rạp chiếu chuyên về phim nghệ thuật nằm ở một góc khuất của một con phố nhỏ gần ga tàu điện Yau Ma Tei, tôi đã khá bất ngờ khi nhận thấy rạp phim khá đông người xem chứ không vắng khách. Bộ phim có phụ đề tiéng Trung và tiếng Anh nên cả người địa phương và người nước ngoài đều có thể thưởng thức. Kết thúc bộ phim, nhiều khán giả còn nán lại xem gần hết phần credits cuối cùng như một cách tri ân những người đứng đằng sau thành công của bộ phim, một điều tôi thấy ít nơi nào có được.
Triển lãm hình ảnh Hồng Kông trong một nhà ga tàu điện
Trang trí trên trần nhà
Triển lãm nghệ thuật sắp chữ và in ấn tại một ga tàu điện 1 (1)
Triển lãm nghệ thuật sắp chữ và in ấn tại một ga tàu điện 1 (2)
Tường trang trí trong một shopping mall
Sân bay quốc tế Hong Kong