Tòa nhà IFC
Tòa nhà IFC - ở gần bến phà Star ở trung tâm, với nhiều nhãn hiệu thời trang nổi tiếng, một rạp chiếu phim cao cấp, với quang cảnh tuyệt đẹp nhìn xuyên qua bến cảng từ trên sân thượng. Với độ cao 415m, 88 tầng. IFC là một trong những tòa nhà cao nhất thế giới và là trung tâm của những cửa hàng xa xỉ nhất. Bạn có thể đến đây thẳng từ sân bay, đi qua đường cao tốc sân bay.
Pacific Place
Pacific Place, cũng là một trung tâm mua sắm với nhiều nhãn hiệu hàng đầu, và một rạp chiếu phim tuyệt vời.
Festival Walk
Festival Walk, một trung tâm mua sắm với sự kết hợp của các nhãn hiệu đắt tiền và các nhãn hiệu bình dân hơn. Ở đây cũng có một sân trượt băng.
City Plaza
City Plaza, một trung tâm mua sắm tương đối lớn, cũng có sân trượt băng.
Landmark
Landmark: nhiều thương hiệu lớn có cửa hàng ở đây như Gucci, Dior, Fendi, Vuitton v.v…, nằm ở trung tâm đường Pedder, nơi đây đã từng là nơi thu hút tầng lớp giàu có, nhưng hiện tại đã đi xuống vì sự quản lý của mình.
APM
APM, một trung tâm mua sắm 24/24 mới được xây dựng ở Kwun Tong
Trân Châu cảng
Trân Châu cảng: Trung tâm mua sắm khổng lồ ở Tsim Sha Tsui trên đường Canton Road, để đến đó đi tàu điện ngầm đến Tsim Sha Tsui.
Khu khách sạn Langham Palace
Trung tâm mua sắm lớn gồm 12 tầng tiếp giáp với khách sạn Langham Palace, phần lớn là các cửa hàng phụ kiện và thời trang cho giới trẻ
Khu Element
Khu Element: nằm bên cạnh ga Kowloon, có rất nhiều cửa hàng với những thương hiệu cao cấp, rạp chiếu phim và sân trượt băng. Trung tâm thương mại quốc tế, tòa nhà thương mại cao nhất Hồng Kông từ năm 2009, nằm trên đỉnh khu mua sắm này.
Quảng trường thời đại Time Square
Một trung tâm mua sắm thời trang nhiều tầng với một số thương hiệu cao cấp, các quầy thực phẩm bình dân và Gournet Dining ở những tầng trên. Nơi đây rất đông đúc vào cuối tuần, là điểm gặp gỡ phổ biến của thanh niên.
City Gate Outlet
Nằm bên cạnh ga tàu điện ngầm Chung Tung, Citygate là trung tâm mua sắm với hàng trăm các nhãn hiệu ở mức giá trung bình như Adidas, Esprit, Giordano, Levi, Nike, Quiksilver và Timberland
Laforet, Đảo Beverly và Causeway Place
Nơi tốt nhất để tìm quần áo thời trang giá rẻ, phong cách châu Á. Hầu hết là đồ nữ, nhưng cũng có túi xách, giày dép và phụ kiện, bạn nên đến đây nếu muốn tìm kiếm phong cách khác biệt. Nơi này là điểm đến phổ biến của thanh thiếu niên. Ba trung tâm mua sắm đều nằm gần lối E, trạm điện ngầm Causeway Bay.
New Town Plaza
Một trung tâm mua sắm 9 tầng bao gồm khu vực bán lẻ 1.300.000 m² ở Shatin, vùng lãnh thổ mới. Ở đây có nhiều loại cửa hàng đa dạng, bao gồm các thương hiệu thể thao, các thương hiệu sang trọng, các món ăn từ các nước trong châu lục khác nhau, thể thao, v.v...Trung tâm mua sắm thông với một số trung tâm mua sắm gần đó, bao gồm cả tầng 3 của New Town Plaza với một siêu thị phong cách Nhật Bản.
Dragon Center
Một trung tâm 9 tầng trên đường Châu Yên, Sham Shui Po, là trung tâm phục vụ mua sắm cho người dân địa phương, với một số cửa hàng tầm trung, siêu thị Wellcome rộng lớn và nhiều cửa hàng ăn. Điểm thú vị của trung tâm này là Trung tâm Mua sắm của Apple trên các tầng trên, nơi những người bán hàng trong trang phục thỏ bán đồ trong những ki ốt nhỏ xíu. Hãy mua một số nhân vật châu Á dễ thương (các nhân vật hoạt hình, Hello Kitty và Rilakkuma), túi xách, giày dép và các phụ kiện, hoặc vẽ móng tay ở đây.
Các khu mua sắm đường phố
Ladies Market
Không giống như tên gọi, nó dành cho cả nam và nữ, quần áo giá rẻ, đồ chơi, hàng nhái và fake. Nằm ở Mong Kok, có thể đi đến bằng tàu điện ngầm hoặc xe buýt.
Chợ đêm Temple Street
Bán các mặt hàng giống ở Ladies Market, nhưng có thêm nhiều quán ăn, có các thầy xem tử vi, và vài ca kỹ kinh kịch Trung Quốc. Được trang trí bởi hàng trăm bộ phim tiếng Quảng Đông, con phố này được đông khách thăm quan đến thăm nhất
Chợ Hoa – Prince Edward
Hãy dùng khứu giác để cảm nhận hương thơm của hàng trăm loại hoa khác nhau nơi đây
Chợ cá cảnh
Một con phố đầy những cửa hàng bán cá cảnh đựng trong túi nhựa, cùng với các phụ kiện nuôi cá ở đường Tung Choi, Mong Kok.
Chợ chim
Chợ chim – trạm tàu điện ngầm Prince Edward
Đường Apliu
Đường Apliu - trạm tàu điện ngầm Shum Shui Po. Bạn có thể tìm thấy những linh kiện máy tính giá rẻ, thiết bị ngoại vi và phụ kiện. Nhưng không bên mua điện thoại di động ở đây, vì chúng còn tệ hơn là trong các cửa hàng nhỏ.
Chợ Standley
Là nơi dành cho khách thăm quan hơn là cho dân địa phương, các cửa hàng bán mọi thứ từ hành lý sang trọng đến các nhạn hiệu quần áo giá rẻ.
Dệt may Textiles
Một vài tòa xung quanh đường St Nam Cheong. Nơi đây tập trung hàng trăm mối bán buôn vải dệt may. Mặc dù các cửa hàng đều tìm những công ty với hợp đồng lớn, nhưng họ cũng rất thân thiện với khách lẻ và sẽ bán cho bạn hàng mẫu của các loại vải, da, đồ trang trí, công cụ, máy móc, thiệt bị và bất cứ đồ gì để phục vụ cho sự sáng tạo của bạn. Đường Ki Lung có một chợ ngoài trời bán một số lượng nhỏ vải dư thừa từ các nhà máy và bán lại với giá rẻ đáng ngạc nhiên. Đến nỗi bạn không phải mặc cả.
Ở Hồng Kông, mặc cả và trả giá ở chợ trời là điều tất yếu. Các chủ quầy hàng sẽ nói thách gấp 3-5 lần giá cho khách thăm quan nước ngoài, nhất là khách châu Âu. Vài lời khuyên cho bạn nếu bạn đi mua sắm là:
- Học và thử nói vài con số trong tiếng Quảng Đông (đặc biệt là 50$ phát âm mmm-saap, $100 phát âm Yat-baak). Các chủ của hàng có thể nói vài từ tiếng Anh để tính giá tiền, nhưng nếu bạn có thể nói vài từ Quảng Đông sẽ cho thấy bạn không phải dân nghiệp dư và dễ bắt nạt. Nếu chủ cửa hàng giả vờ như không hiểu bạn đang phát âm thì có nghĩa là họ không muốn bị mặc cả.
Luôn xác định trong đầu số tiền mà bạn phải trả bằng tiền Việt hoặc đô la, sau đó đổi sang đô la Hồng Kông, sau đó trừ đi 20-40% và đó mới là số tiền cuối cùng bạn trả giá. Ví dụ một cặp kính Oakley fake có giá 20 đô la Mỹ, thì giá thực của chúng chỉ khoảng 10-15$. Sau đó bắt đầu trả giá đến mức tối đa đó, hoặc cho đến lúc chủ cửa hàng đồng ý.
Không nên đi mua sắm mà cầm tờ 500$, hay cầm túi tiền mặt. Chỉ cầm vài tờ 100$ ở chỗ để tiền trong ví của bạn, phần còn lại giấu đi. Nếu hết tiền mua sắm, bạn nên đi qua đường xa khu chợ,vào một cửa hàng 7-Eleven hoặc một shop bán lẻ, đổi tiền và quay lại chợ. Nếu rút được tờ 500$ từ ATM, nên mua hàng ở 7-Eleven để lấy tiền lẻ. Nếu các chủ cửa hàng thấy bạn nhiều tiền thì sẽ khó mặc cả hơn nhiều. Không nên đi chung với các chương trình đông người, bởi chủ hàng sẽ nghĩ bạn là người của hành trình đó, và sẽ khó mặc cả hơn.
Giảm giá và mặc cả
Vài cửa hàng ở Hồng Kông, thậm chí các cửa hàng theo chuỗi, sẵn sàng giảm giá, đặc biệt với các mặt hàng điện tử tiêu dùng. Và trong nhiều cửa hàng nhỏ, bạn sẽ được giảm giá một ít hoặc thêm hàng nếu bạn hỏi. Đối với các hàng hiệu quốc tế mà đề sẵn giá thì lại khó có khả năng giảm giá. Tuy nhiên, nếu cửa hàng nào đó bất ngờ giảm giá 50% thì thường sẽ khó tin, và người dân địa phương sẽ không mua.
Đồ điện tử, như điện thoại di động, không còn là siêu rẻ ở Hồng Kông, thậm chí còn đắt hơn ở các nước khác. Nếu bạn đặt hàng từ Việt Nam, thậm chí bạn còn mua được rẻ hơn là mua ở Hồng Kông, mặc dù hàng được ship từ Kowloon. Điện thoại di động là minh chứng rõ cho điều này, khi cùng với một chiếc di động, người Hồng Kông mua ở tại đó lại đắt gấp đôi khi bán ở nước ngoài.
Các cửa hàng điện tử thường nằm gần nhau thành một dãy, vì thế nên rất dễ dàng khi khảo sát giá cả, và xem giá quốc tế hiện hành. Bắt đầu bằng việc hỏi giảm giá 10-20% và xem người bán hàng phản ứng lại thế nào. Hoặc bạn có thể hỏi “Có giảm giá không?” hoặc “Có được tặng thêm gì không?” Đôi khi sẽ được giảm giá nếu trả bằng tiền mặt, vì nhiều công ty thẻ tính thêm 3% vào hóa đơn.
Lừa đảo hành trình
Hồng Kông được đánh giá là nơi an toàn để mua sắm, và người dân coi việc hét giá hay tính giá quá cao là việc làm vô đạo đức. Có rất nhiều đường dây hotline để góp ý khi có phàn nàn điều gì đó về chất lượng dịch vụ.
Tại các khu vực đông đúc khách thăm quan, cũng có lừa đảo xuất hiện. Chúng thường là những cửa hàng điện tử không tên, treo biển quảng cáo các nhãn hiệu danh tiếng. Nhiều cửa hàng lừa đảo có thể phát hiện được ra nếu bạn thấy ở đó có rất nhiều nhân viên nhưng diện tích của hàng lại rất nhỏ. Các cửa hàng này thường nằm gần nhau thành một dãy, đặc biệt là dọc theo đường Nathan, ở Kowloon, Mong Kok và ở vịnh Causeway.
Mánh khóe thường là đưa ra giá thấp cho mặt hàng nào đó, sau đó lấy tiền của bạn, rồi mới “phát hiện” ra là hết hàng rồi, sau đó đưa cho bạn một món hàng kém chất lượng để thay thế. Một mánh khác là đưa ra giá thấp cho một cái máy ảnh, lấy thẻ tín dụng của bạn, và trước khi đưa máy ảnh cho bạn, lại thuyết phục bạn mua cái máy tốt hơn với chi phí lớn hơn. Chúng cũng có thể lừa bạn mua sản phẩm chất lượng kém bằng cách nói rằng đó là sản phẩm tốt.
Hãy cảnh giác với những nhóm người (đặc biệt là người gốc Ấn Độ). Họ tiếp cận các lữ khách ở những khu đông đúc như Kowloon (đặc biệt là Tsim Sha Tsui). Họ sẽ quan sát khách thăm quan từ xa, và sau đó đến chỗ bạn và cho bạn xem những hàng “chính hãng copy”. Khi đó hãy phát hiện chúng từ xa, nhìn thẳng vào mắt, giơ tay lên và lắc đầu mạnh, sẽ giúp bạn tránh được bọn này.
Cũng nên chú ý với những người ở khu vực đường Nathan khi họ hỏi bạn đang đi đâu. Đừng nói với họ tên khách sạn hay nhà nghỉ bạn đang tìm, nếu không họ sẽ đề nghị bạn để dẫn bạn về và vòi tiền.
Trả lại hàng
Nhiều cửa hàng không nhận lại hàng khi đã bán. Họ có thể đổi khi sản phẩm còn tốt, còn tem và không bị thay bởi hàng lỗi. Nhưng ngược lại với xu hướng này, cửa hàng Mark Marks & Spencer and Giordano cho phép hoàn trả lại mà không gặp phiền phức.