==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Cầu Hồng Kông - Chu Hải - Ma Cao là một loạt các cầu, đường hầm được lên dự án nối phía tây Hồng Kông với Macau và Chu Hải ở phía tây của đồng bằng châu thổ Chu Giang, một phần của căn cứ công nghiệp của Trung Hoa Đại lục. Dự án cầu có chiều dài 29 km với khái toán khoảng 2-3,7 tỷ USD.

Tổng Quan Hồng Kông Tổng Quan Hồng Kông

Cầu Hồng Kông - Châu Hải - Ma Cao

Cầu Hồng Kông - Chu Hải - Ma Cao là một loạt các cầu, đường hầm được lên dự án nối phía tây Hồng Kông với Macau và Chu Hải ở phía tây của đồng bằng châu thổ Chu Giang, một phần của căn cứ công nghiệp của Trung Hoa Đại lục.

Cầu Hồng Kông - Châu Hải - Ma Cao

Dự án cầu có chiều dài 29 km với khái toán khoảng 2-3,7 tỷ USD.

Với chiều dài đó, có lẽ đây là một trong những công trình nổi bật trong khu vực này và có thể sánh ngang với cây cầu dài nhất thế giới, Lake Pontchartrain Causeway thứ hai ở Hoa Kỳ với chiều dài 38,4 km (theo sách kỷ lục Guinness).

Dự án xây cầu được đề nghị vào năm 1983, như là một cách thuận tiện cho mối dây kinh tế giữa Hồng Kông, Ma Cao với lục địa Trung Hoa. Theo tin của hãng thông tấn Reuters, Hồng Kông nói cây cầu sẽ mang lại lợi nhuận kinh tế khoảng $6,6 tỉ trong hai thập niên đầu tiên.

Việc xây chiếc cầu này được thực hiện chỉ 18 tháng sau khi Trung Quốc khánh thành cây cầu dài 36 cây số bắc qua vịnh Hàng Châu, nằm ở phía Ðông tỉnh Triết Giang, mà hiện nay được xem như cây cầu bắc qua biển dài nhất thế giới. Trong thời gian ba năm rưỡi xây dựng cầu Hàng Châu, đội công trình sư phải đương đầu khoảng 19 thủ thách nghiêm trọng gồm bão tố, thủy triều và khó khăn về địa chất. Cây cầu dài nhất thế giới hiện nay là cầu đắp Lake Pontchartrain ở New Orleans, dài 38,4 cây số, nhưng theo các viên chức, cầu Hàng Châu nằm trên một địa thế khó khăn đặc biệt để xây cất vì thời tiết rất phức tạp.

Ngày 17 tháng 12 năm 2009, Trung Quốc bắt đầu khởi công xây dựng cây cầu. Cây cầu hình chữ Y dài tổng cộng khoảng 50 cây số, mà đoạn dài 35 cây số là phần bắc qua biển. Cầu dự tính sẽ hoàn tất vào năm 2015, chi phí chừng $10,7 tỉ do chính quyền của ba khu vực đài thọ.

Cấu trúc gồm đường hầm ngầm dưới biển dài 5,5 cây số (dài nhất thế giới) với những đảo nhân tạo. Theo nhóm thiết kế công trình Arup, đây là dự án lớn về cầu phối hợp với đường hầm đầu tiên của Trung Quốc. Tuy nhiên, công ty thiết kế này nói cây cầu chỉ dài tổng cộng có 35 cây số; lý do của sự khác biệt về con số vẫn chưa được biết rõ.

Công trình khởi đầu với việc bồi đất để tạo một đảo nhân tạo rộng 540 mẫu ở ngoài khơi Chu Hải. Ðây là điểm nơi quan thuế sẽ kiểm soát sự qua lại giữa ba nơi. Phần lớn cấu trúc đều được làm sẵn trước, ví dụ như dầm cầu sẽ được làm sẵn cùng lúc cầu đang được xây móng. Ðường hầm cũng được xây từ những đoạn đúc sẵn dài 100 mét.

Zhu Yongling, một viên chức chịu trách nhiệm dự án xây cất nói, "Cầu này được thiết kế với tuổi đời khoảng 120 năm, có thể chịu lực của sức gió mạnh đến 51 mét mỗi giây, hay tương đương với nấc 16 (184 đến 201 cây số/giờ), là nấc tối đa của hệ thống đo sức gió Beaufort. Cầu cũng chịu được cơn địa chấn ở cấp 8 và sức va chạm của một con tàu trọng tải 300.000 tấn."

Lưu thông gồm 6 chiều xe chạy, với vận tốc tối đa là 100 km/giờ, rút ngắn thời gian từ Hồng Kông đến Chu Hải xuống còn một giờ thay vì bốn tiếng. Mỗi trụ cầu cao 170 mét và phải được thiết kể để giảm thiểu tối đa sức tác động của dòng chảy ở cửa sông Pearl.

Phía Hồng Kông lái xe bên trái còn Trung Hoa đại lục thì bên phải, họ đã đưa ra ý tưởng thiết kế hệ cầu dẫn đường đảo chiều giống như số 8 không có phần giao nhau ở giữa, nhằm khớp giao thông cả hai phía.

Cầu Hồng Kông - Châu Hải - Ma Cao

Cầu Hồng Kông - Châu Hải - Ma Cao
62 6 68 130 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==