==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

  • Giới thiệu Quảng Châu Trung Quốc

    Giới thiệu Quảng Châu Trung Quốc

    Quảng Châu là thành phố thủ phủ của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tên quốc tế của nó trước đây là Canton. Quảng Châu cách Hồng Kông khoảng 120 km về phía Tây Bắc. Theo số liệu của chính quyền thành phố, năm 2006, dân số thành phố vào khoảng 9.754.600 người. Quảng Châu nằm trong toạ độ địa lý: 112°57'-114°3' kinh độ Đông và 22°26'-23°56' vĩ độ Bắc. Nằm trong đồng bằng châu thổ sông Châu Giang.

  • NÉT ĐẸP KHÓ CƯỠNG Của
 HONGKONG

    NÉT ĐẸP KHÓ CƯỠNG Của HONGKONG

    hành trình Hồng Kông – Đến với xứ cảng thơm - Đến với một trong những thành phố năng động nhất châu Á. Nơi mà “Đông gặp Tây” pha lẫn sự hòa quyện hoàn hảo giữa quá khứ và hiện tại – là một trong những bến cảng lớn và sôi động nhất thế giới.

  • Châu Hải - Trung Quốc

    Châu Hải - Trung Quốc

    Châu Hải hay còn gọi là Chu Hải là một thành phố trực thuộc tỉnh  ở bờ biển phía nam tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Trên bản đồ Châu Hải chỉ xuất hiện khoảng chừng 1979, trước đó nó chỉ là một làng đánh cá không quan trọng. Dưới bóng của Macao nó phát triển nhất là kể từ năm 1980, khi nó được chọn lựa làm một vùng kinh tế đặc biệt, trở thành một thành phố kinh tế và trải nghiệm.

  • Giới thiệu Thâm Quyến - Trung Quốc

    Giới thiệu Thâm Quyến - Trung Quốc

    Thâm Quyến là thành phố trực thuộc tỉnh của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Thâm Quyến nghĩa là "con lạch sâu" nhưng tên địa danh này trong tiếng Việt thường phiên âm sai thành Thẩm Quyến. Hiện nay còn có sông Thâm Quyến (Thâm Quyến hà) là ranh giới giữa Thâm Quyến và Hồng Kông. Đặc khu kinh tế Thâm Quyến có diện tích 2.050 km², dân số năm 2007 là 8,6 triệu người (kể cả vùng đô thị là 13 triệu), GDP 676,5 tỷ nhân dân tệ. Thành phố giáp biên giới với Hồng Kông, cách Quảng Châu 160 km về phía nam. Cảng Thâm Quyến là một trong những cảng tấp nập nhất Trung Quốc, chỉ sau cảng Thượng Hải. Trong 30 năm qua, Thâm Quyến đã thu hút trên 30 tỷ USD đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp bên ngoài.

  • Đại Nhĩ Sơn - Hồng Kông

    Đại Nhĩ Sơn - Hồng Kông

    Đại Nhĩ Sơn - Hồng Kông, tên cũ là Lạn Đầu, tên tiếng Anh: Lantau Island hay Lantao, là hòn đảo lớn nhất Hồng Kông và nằm ở cửa sông Châu Giang. Về mặt hành chính, hầu hết Đại Nhĩ Sơn thuộc về Quận Ly Đảo của Hồng Kông. Một phần nhỏ phía bắc của đảo thuộc Quận Thuyên Loan (Tsuen Wan).

  • Giáo dục ở Hồng Kông

    Giáo dục ở Hồng Kông

    Là một thuộc địa Anh, hệ thống giáo dục của Hồng Kông gần như theo hệ thống giáo dục của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, và đặc biệt là hệ thống giáo dục Anh. Tại các cấp giáo dục chuyên nghiệp bậc đại học, cả hai hệ thống giáo dục Anh và Mỹ đều tồn tại. Đại học Hồng Kông (HKU), là trường đại học cổ nhất ở lãnh thổ này, đã có truyền thống dựa trên kiểu mẫu của Anh nhưng đã áp dụng nhiều yếu tố của Mỹ trong những năm gần đây.

  • Tòa nhà Sky100

    Tòa nhà Sky100

    Tòa nhà Sky100 là tòa nhà 100 tầng cao nhất tại Hồng Kông. Bạn có thể nhìn 360 độ toàn cảnh Hồng Kông từ tầng quan sát trên tầng thứ 100 của Trung tâm Thương mại Quốc tế,  được thiết kế bởi công ty kiến trúc quốc tế Kohn Pedersen Fox  ở West Kowloon , Hồng Kông. Kể từ khi khai trương vào ngày 17 tháng tư năm 2011  nó đã được các đài quan sát cao nhất ở Hồng Kông, ở 393 mét (1.289 ft) trên mực nước biển .

  • Giao thông - Hồng Kông

    Giao thông - Hồng Kông

    Hồng Kông có một mạng lưới giao thông tinh vi và phát triển cao, bao gồm cả mạng lưới giao thông công cộng lẫn tư nhân. Hệ thống thống thanh toán bằng thẻ thông minh Octopus card có thể được sử dụng để trả cước phí đi lại cho hầu như tất cả các tuyến đường sắt, xe buýt và phà ở Hồng Kông. Thẻ Octopus sử dụng công nghệ RFID (Nhận dạng bằng tần số radio) cho phép người sử dụng có thể quét thẻ mà không cần lấy nó ra khỏi ví hoặc túi xách. Tất cả những bãi đậu xe có đồng hồ đếm giờ ở Hồng Kông chỉ chấp nhận thanh toán bằng thẻ Octopus và việc thanh toán bằng thẻ Octupus có thể thực hiện ở nhiều bãi đỗ xe.

  • Kiến trúc Hồng Kông

    Kiến trúc Hồng Kông

    Do đất đai chật chội, còn ít tòa nhà lịch sử tồn tại ở Hồng Kông. Thay vào đó, thành phố này đã trở thành một trung tâm của kiến trúc hiện đại, đặc biệt là ở trong và xung quanh khu vực Trung tâm. Các ngôi nhà chọc trời thương mại dày đặc giữa khu Trung tâm và khu Causeway Bay sắp hàng dọc theo Bến cảng Victoria là một trong những địa điểm thu hút Lữ khách của Hồng Kông và được liệt vào các đường chân trời đẹp nhất thế giới.

  • Tôn giáo - Hồng Kông

    Tôn giáo - Hồng Kông

    Hồng Kông được hưởng mức độ tự do tôn giáo cao, một quyền được gìn giữ thiêng liêng và được bảo vệ thông qua bản hiến pháp của mình là Luật Cơ bản. Đa số dân chúng Hồng Kông, khoảng 6 triêu người, theo Phật giáo kiểu dân gian giống như ở Trung Hoa đại lục. Tổng số dân Hồng Kông ít hơn 7 triệu người, tức là khoảng gần 90% dân chúng theo Phật giáo (xem Phật giáo theo quốc gia). Một cộng đồng Kitô giáo có quy mô đáng kể hiện diện ở đây với khoảng 500.000 dân, chiếm 7% tổng dân số; cộng đồng này gần như chia đều giữa Công giáo và Tin Lành. Cũng có khoảng 200.000 tín đồ theo Phật giáo và Đạo giáo chính thống. Ngoài các tôn giáo lớn ra, còn có một số tín đồ theo các tôn giáo khác nữa, bao gồm 23.000 tín đồ Mormon, 3.000 Do Thái giáo và một số tín đồ Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Sikh giáo và Bahá'í. Ngoài các chức năng tôn giáo, nhiều tổ chức tôn giáo đã thiết lập trường học và cung cấp các tiện ích phúc lợi xã hội.

  • Văn hóa Hồng Kông

    Văn hóa Hồng Kông

    Hồng Kông thường được mô tả là nơi phương Đông gặp phương Tây, điều này được phản ánh trong hạ tầng kinh tế, giáo dục và văn hóa đường phố. Trên một góc phố nào đó, có thể có các tiệm truyền thống Trung Hoa bán thảo dược Trung Hoa, các đồ dùng linh tinh có liên quan đến Phật giáo hoặc bát súp vi cá mập bằng chất dẻo. Nhưng tại góc phố tiếp theo, người ta có thể tìm thấy các rạp hát đang chiếu các bộ phim ăn khách của Hollywood, một quán rượu theo phong cách Anh, một nhà thờ Công giáo hoặc một quán thức ăn nhanh McDonald's. Ngôn ngữ chính thức của lãnh thổ này là tiếng Hoa và tiếng Anh; các biển hiệu bằng hai thứ tiếng này hiện diện khắp nơi ở Hồng Kông. Chính quyền, cảnh sát và phần lớn các nơi làm việc đều sử dụng cả hai thứ tiếng. Sự cai trị của người Anh đã kết thúc một thập kỉ trước nhưng văn hóa phương Tây vẫn thấm sâu vào Hồng Kông và cùng tồn tại liền một mạch với triết lý và phong tục truyền thống phương Đông.

  • Địa lí - Khí hậu Hồng Kông

    Địa lí - Khí hậu Hồng Kông

    Hồng Kông chủ yếu bao gồm Đảo Hồng Kông, Đại Nhĩ Sơn, Bán đảo Cửu Long và Tân Giới. Bán đảo Cửu Long gắn liền với Tân Giới về phía Bắc và Tân Giới nối về phía Bắc và cuối cùng nối với Trung Hoa Đại Lục qua con sông Thâm Quyến. Tổng cộng, Hồng Kông bao gồm một tập hợp 262 hòn đảo ở biển Đông, trong đó Đại Nhĩ Sơn là đảo lớn nhất. Đảo Hồng Kông là đảo lớn thứ hai và đông dân nhất. Áp Lợi Châu là một trong các đảo có mật độ dân số cao nhất thế giới.

Trang [<<] [<] 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 [>] [>>]

Cẩm Nang | TRANG 17

Cẩm Nang | TRANG 17
19 2 21 40 bài đánh giá